Công nghệ Hologram là gì?

Công nghệ Hologram là công nghệ giúp tạo ra hình ảnh 3D bằng cách sử dụng sóng ánh sáng và tia laser thông qua nguyên lý Holography, thu ánh sáng từ một vật thể và chiếu nó thành hình dạng ba chiều có thể nhìn từ nhiều góc độ khác nhau.

Công nghệ này giúp mang đến trải nghiệm thị giác chân thực bằng mắt thường, tạo ra hình ảnh 3D mà không cần công cụ đặc biệt như kính 3D.

công nghệ Hologram

Nguyên lý khoa học của Holography

Holography là một quá trình sử dụng chùm tia laser để tạo ra sóng tham chiếu và sóng vật thể cần thiết để ghi và tái tạo các vật thể 3D dưới dạng hologram. Quy trình này đòi hỏi hai chùm tia laser cố định – chùm tham chiếu và chùm vật thể, tương tác trên một môi trường ghi để tạo ra một mẫu giao thoa khi được chiếu sáng.

Thông qua holography, người ta có thể ghi lại phản xạ của vật thể bằng ánh sáng, sau đó tạo ra hình ảnh của chúng bằng laser trên vật liệu ghi, tạo ra một dạng giao thoa có thể nhìn thấy sau khi được chiếu sáng bằng tia sáng nhất quán, tạo nên hình ảnh 3D sống động.

Nhờ kỹ thuật tinh vi này, công nghệ Hologram Laser đã có nhiều ứng dụng trong thực tế như giải trí, quảng cáo, y tế, quân sự hay thậm chí cả khám phá vũ trụ.

công nghệ Hologram

Ai là người phát minh ra công nghệ Hologram đầu tiên?

Dennis Gabor – nhà vật lý người Anh gốc Hungary, là người tiên phong phát minh ra công nghệ Hologram. Ông đã giành giải Nobel Vật lý năm 1971 nhờ phát minh và phát triển công nghệ tiên tiến này. Công trình nghiên cứu của ông đã cho phép tạo ra hình ảnh 3 chiều với sóng ánh sáng, là tiền thân của những hệ thống 3D Hologram mà chúng ta vẫn sử dụng cho đến ngày nay.

công nghệ Hologram

Công nghệ Hologram đã có những bước tiến vượt bậc kể từ khi nó chỉ là một sản phẩm của trí tưởng tượng từ thế kỷ trước. Và hiện nay nó đã phát triển và đang được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, phổ biến như giải trí, quảng cáo, y tế, giáo dục…. Công nghệ này mang lại trải nghiệm thị giác cực kỳ chân thực với tiềm năng cách mạng hóa nhiều ngành công nghiệp bằng cách thay đổi cách chúng ta giao tiếp, học tập hoặc tương tác với thế giới xung quanh, dù là trực tuyến hay trong các sự kiện trực tiếp.

Những ứng dụng phổ biến của công nghệ Hologram hiện nay

Marketing & Bán hàng

Trong thế giới cạnh tranh cao của ngành bán lẻ và tiếp thị, hologram đã và đang tạo ra tầm ảnh hưởng lớn bằng cách mang đến cho khách hàng một cách tương tác độc đáo với sản phẩm. Sử dụng công nghệ xem 3D tiên tiến, mọi người giờ đây có thể tiếp cận góc nhìn 360 độ của các mặt hàng, giúp họ có nhiều lựa chọn hơn để đánh giá trực quan.

Công nghệ Hologram cũng đã được áp dụng vào các chiến dịch quảng cáo sáng tạo như chiến dịch “#bestcokeever” của Coca Cola, tích hợp trò chơi quay số trúng thưởng sáng tạo thông qua ba chiếc quạt Hologram. Chương trình đã hấp dẫn đông đảo của người tham gia trên toàn thế giới.

công nghệ Hologram

Tại Việt Nam, công nghệ này cũng đang dần được phổ biến và được sử dụng để làm biển quảng cáo 3D hay ứng dụng trong showroom trưng bày sản phẩm, góp phần giúp thu hút khách hàng về sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp.

 

Biểu diễn bằng Hologram

Hologram đã thay đổi bộ mặt của ngành giải trí và truyền thông. Trên thế giới đã có nhiều các buổi biểu diễn trực tiếp bằng công nghệ Hologram laser, giúp xây dựng những trải nghiệm thị giác sống động và hấp dẫn cho khán giả. Ví dụ như buổi biểu diễn tri ân rapper quá cố Tupac tại Coachella năm 2012, tạo ra một không gian giữa thực và ảo. Việc tái hiện lại một nghệ sĩ nổi tiếng quá cố và biểu diễn sống động như thật đã khiến cho toàn bộ khán giả bị bất ngờ và tạo ấn tượng mạnh mẽ.

 

Tiếp đó, công nghệ này đã được nghiên cứu và liên tục tiến bộ, tạo ra những buổi biểu diễn tương tác thực ngoạn mục xuất hiện ngày càng nhiều. Một ví dụ là sự kiện EPIC 5.0 của nghệ sĩ Eric Prydz biểu diễn tại London vào năm 2017 đã kết thúc bằng hình ảnh 3D Hologram của chính mình. Qua đó, chúng ta có thể thấy công nghệ 3D Hologram đã thực sự phát triển rất nhanh chóng và mạnh mẽ trong những năm vừa qua, từ đó dần được ứng dụng trong cuộc sống nhiều hơn.

Giải trí

Ngoài ra, trong nhu cầu giải trí cá nhân, các loại đèn 3D Hologram để bàn cũng được sử dụng thường xuyên để decor trang trí bàn làm việc, hay tạo ra những hiệu ứng ảo diệu làm background cho các mô hình đồ chơi.

Qua bài viết này. Chúng ta đã có thêm hiểu biết về công nghệ Hologram và những ứng dụng đang được sử dụng phổ biến trong cuộc sống. Vậy trong tương lai, công nghệ này sẽ phát triển tiếp ra sao? Tất cả sẽ được hé mở ở bài viết sau. Mời bạn đón đọc bài viết: Khám Phá Tiềm Năng Của Quạt Led 3D Hologram Trong Tương Lai để khám phá thêm tiềm năng phát triển của Hologram nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *